18/12/2014

Báo cáo ba công khai - Công khai chất lượng giáo dục thực tế

Trường Cao đẳng Kinh tế -Tài chính Thái Nguyên là một trường Cao đẳng công lập trực thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên. Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao thuộc lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán; Tài chính - Ngân hàng; Quản trị kinh doanh; Thông tin kinh tế; Luật phù hợp với nhiệm vụ trong từng giai đoạn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Các loại hình đào tạo của trường không ngừng được mở rộng, bao gồm: Đào tạo hệ trung cấp, hệ cao đẳng, liên kết đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức trong các lĩnh vực kinh tế - tài chính cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Từ năm học 2004 - 2005 được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao đào tạo liên thông trung cấp lên cao đẳng và liên kết đào tạo với các trường Đại học đào tạo liên thông Cao đẳng lên Đại học lĩnh vực Kinh tế - Tài chính.

BÁO CÁO BA CÔNG KHAI

Phần 1: CAM KẾT CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỰC TẾ

1.1. Mô tả thực trạng

Trường Cao đẳng Kinh tế -Tài chính Thái Nguyên là một trường Cao đẳng công lập trực thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên. Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao thuộc lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán; Tài chính - Ngân hàng; Quản trị kinh doanh; Thông tin kinh tế; Luật phù hợp với nhiệm vụ trong từng giai đoạn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa  đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Các loại hình đào tạo của trường không ngừng được mở rộng, bao gồm: Đào tạo hệ trung cấp, hệ cao đẳng, liên kết đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức trong các lĩnh vực kinh tế - tài chính cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Từ năm học 2004 - 2005 được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao đào tạo liên thông trung cấp lên cao đẳng và liên kết đào tạo với các trường Đại học đào tạo liên thông Cao đẳng lên Đại học lĩnh vực Kinh tế - Tài chính.

Với bề dày kinh nghiệm  36 năm xây dựng và trưởng thành, Nhà trường đã từng bước vươn lên trở thành một trường có chất lượng đào tạo cao đối với bậc học Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về lĩnh vực Kinh tế-Tài chính trong tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc.

Tính đến năm 2014, Trường đã đào tạo cho đất nước trên 40.000 HSSV trình độ cao đẳng, trung cấp các ngành Kế toán, Tài chính, Quản trị kinh doanh, Luật. Trong đó 50% là con em các dân tộc thiểu số và người sống ở vùng sâu vùng xa khu vực miền núi.

Về quy mô đào tạo của nhà trường trong những năm gần: Năm học 2013-2014 tổng số HSSV của nhà trường là trên 5000 HSSV, năm học 2014 - 2015 có gần 4000 HSSV. (Chi tiết về số lượng được mô tả ở biểu mẫu 21a được đính kèm)

Nhà trường rất chú trọng, quan tâm đến việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo gắn liền với thực tế như: Cắt bỏ những nội dung hàn lâm không phù hợp; Bổ sung, cập nhật những nội dung cần thiết nhằm nâng cao kỹ năng thực hành, thực tập cho HSSV đáp ứng nhu cầu xã hội.

Nhà trường luôn quan tâm đến công tác đổi mới phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên, tăng cường cập nhật đổi mới chương trình đào tạo để đáp ứng yêu cầu thực tế. Bắt đầu từ năm học 2013-2014 Trường Cao đẳng Kinh tế-Tài chính Thái Nguyên tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ, thực hiện chế độ học và thi lấy chứng chỉ theo từng học phần, tạo thuận lợi cho người học tích luỹ kiến thức và thực hiện bình đẳng về cơ hội học tập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp cho mọi đối tượng sinh viên.

Công tác kiểm tra đánh giá người học luôn được nhà trường coi trọng, tích cực đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng quá trình kiểm tra đánh giá người học; Đồng thời đa dạng hoá các hình thức kiểm tra  đánh giá: trắc nghiệm, vấn đáp, tự luận, thảo luận nhóm...) và xây dựng phương pháp đánh giá theo quá trình (bao gồm: rèn luyện kỷ luật, chấp hành các quy định của môn học chiếm 20% trọng số trên một học phần; kiểm tra giữa kỳ chiếm 20% trọng số; thi kết thúc học phần chiếm 60% trọng số trên một học phần). Tuy nhiên, kết quả thi, kiểm tra kết thúc học phần đạt lần 1 còn chưa cao, số lượng sinh viên phải học lại, thi lại còn nhiều; tỷ lệ phân loại tốt nghiệp còn chưa đồng đều: Tốt nghiệp loại xuất sắc gần như không có; xếp loại giỏi chỉ đạt hơn 5%; xếp loại khá chiếm khoảng 25% (Chi tiết về số lượng được mô tả ở biểu mẫu 21 được đính kèm).

Nhà trường được xã hội, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đánh giá cao về chất lượng đào tạo, trình độ và khả năng đáp ứng công việc của HSSV sau khi tốt nghiệp ra trường. Theo số liệu điều tra, tỉ lệ HSSV nhà trường tốt nghiệp có việc làm sau 1 năm ra trường đạt gần 60%, số HSSV còn lại khoảng 40% tiếp tục học liên thông lên đại học. (Chi tiết về số lượng được mô tả ở biểu mẫu 21 được đính kèm)

1.2. Những điểm mạnh, những điểm tồn tại

1.2.1. Những điểm mạnh

Nhà trường luôn tăng cường cập nhật nội dung đào tạo, đổi mới phương pháp dạy và học để đáp ứng với yêu cầu của xã hội.

Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên của nhà trường ngày càng được nâng cao. Trường đã có nghị quyết chuyên đề về nâng cao  chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên trong giai đoạn mới. Quy định áp dụng chuẩn về ngoại ngữ và tin học đối với đội ngũ cán bộ giảng viên.

            Nhà trường đã chú trọng tới việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, mở rộng liên kết đào tạo với các đại học tiên tiến trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đa dạng hóa phương thức đào tạo và đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của xã hội. Hiện tại nhà trường đã liên kết đào tạo với một số trường đại học của Nhật Bản và Hàn Quốc.

            Tỷ lệ HSSV có việc làm sau khi tốt nghiệp tương đối cao và được các cơ quan tuyển dụng đánh giá cao về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.

1.2.2 Những điểm tồn tại

Quy mô tuyển sinh của nhà trường trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng giảm do tác động của thông tư 57 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về việc thi liên thông lên đại học của sinh viên cao đẳng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nhà trường.

1.3. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Cải thiện cơ bản chất lượng đào tạo theo hướng giỏi về lý thuyết và kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu  xã hội và xu hướng hội nhập quốc tế.

Rà soát toàn bộ nội dung của tất cả các học phần của tất cả các chương trình đào tạo đảm bảo tính hiện đại cập nhật, phù hợp và đáp ứng được chuẩn đầu ra.

Tiếp tục tăng cường đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá đối với người học.

Tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng nhiệm vụ nâng cấp trường trở thành trường đại học của tỉnh.