17/07/2014

Đặc trưng của các biện pháp cưỡng chế hành chính theo pháp luật Việt Nam

Cưỡng chế hành chính là phương tiện đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp, bảo vệ các lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Các biện pháp cưỡng chế hành chính có tính chất, nội dung và vai trò khác nhau trong hoạt động quản lý, căn cứ vào mục đích áp dụng, hệ thống các biện pháp cưỡng chế hành chính có thể được chia thành năm nhóm như sau: Biện pháp ngăn chặn hành chính; Biện pháp xử phạt hành chính; Biện pháp khôi phục hành chính; Biện pháp cưỡng chế bảo đảm thi hành quyết định hành chính; Biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt.

Khảo sát thực tiễn cho thấy, việc quy định và áp dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính hiện nay trong một số trường hợp chưa đúng với tính chất của các biện pháp, đã làm biến dạng mục đích của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Nguyên nhân của thực trạng này là do pháp luật không quy định chính xác tính chất, nội dung, vai trò của mỗi nhóm biện pháp cưỡng chế hành chính đã làm cho pháp luật thiếu tính đồng bộ, thống nhất, từ đó làm hạn chế đến hiệu quả của hoạt động cưỡng chế.

Vì vậy, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật trân trọng giới thiệu đến độc giả bài viết “Đặc trưng của các biện pháp cưỡng chế hành chính theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Trần Thị Lâm Thi, đăng tải trong số tháng 4 (265) năm 2014. Trong bài viết này, tác giả đã làm rõ đặc trưng của các biện pháp cưỡng chế hành chính, nêu lên thực tiễn và một số vấn đề cần bàn luận để hoàn thiện pháp luật về cưỡng chế hành chính, nhằm phát huy đúng vai trò của mỗi loại biện pháp trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế hành chính.
 Trích Nguồn Báo điện tử: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật