30/11/2016

Học ngành Điện tử viễn thông ra làm gì?

Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

Click vào đây để mở rộng ảnh http://cdkttctn.edu.vn/Portals/0/DTVT/Anh/PR2.png

Ngành Điện tử viễn thông là gì?

Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy suất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có.

I. Sau khi tốt nghiệp có thể làm nghề gì?
1. Kỹ thuật viên
- KTV vận hành kỹ thuật tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp sản xuất liên quan đến lĩnh vực điện tử, viễn thông; 
- KTV tại các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử, viễn thông ;
2. Giảng viên
- Tại các cơ sở đào tạo từ bậc trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề và các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn về lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông.
3. Doanh nhân: kinh doanh các sản phẩm, thiết bị công nghệ cao (thiết bị đo lường, chuyển mạch, truyền dẫn,...)
4. Nhân viên: Bán hàng, tư vấn,cung cấp giải pháp công nghệ (Wifi diện rộng, Camera, Chữ ký số, Hội nghị truyền hình, mạng riêng ảo...)

II. Sau khi tốt nghiệp có thể làm ở những đâu?

- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
- Các nhà cung cấp dịch vụ Internet, Truyền hình (VNPT, Viettel, Ftp, VTVcab...)
- Các công ty viễn thông truyền số liệu (VNPT net, VDC, Media, ...)
- Các công ty điện thoại di động (Vinaphone, Mobilephone, Viettel,... )
- Các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, Đài phát thanh, Đài truyền hình...
- Các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ ĐTVT v.v...
- Các công ty, doanh nghiệp sản xuất, nghiên cứu, cung cấp và phát triển các sản phẩm thiết bị điện tử - viễn thông - tin học. (VNPT Technology, ...)
- Các doanh nghiệp thương mại về thiết bị điện tử - viễn thông - tin học.
- Các bộ phận quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử - viễn thông-tin học trong các doanh nghiệp thương mại, xây dựng, công nghiệp...
- Các cơ sở đào tạo về lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông.

III. Các lĩnh vực rất cần sử dụng nhân lực ngành Điện tử viễn thông
1.Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị Điện tử Viễn thông mới:
Là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông, đem lại sự sáng tạo mới, phương thức liên lạc mới cho xã hội.
2.Lĩnh vực mạng, viễn thông: 
Ngoài việc làm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tinh, hệ thống truyền tin không dây (vi ba) v.v... người học còn nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch, tổng đài...
3.Lĩnh vực định vị dẫn đường: 
Đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng đối ngành Hàng không và Hàng hải. Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, bay ở đúng tầm cao là công sức của tổ bay và các thành viên các trạm kiểm soát không lưu đặt khắp nơi trên mặt đất. Đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm việc trong lĩnh vực định vị dẫn đường.
4.Lĩnh vực điện tử y sinh: 
Các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học đều cần sự hiện diện của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm công tác vận hành cũng như tu sửa máy móc.
5.Lĩnh vực âm thành, hình ảnh: 
Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng có 1 phần đóng góp quan trọng của ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thiết bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm v.v...