27/08/2015

Giới thiệu cuốn sách hay

     NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM

 Người giới thiệu: Dương Thị Hoạt
 Nhân viên TT Thông tin - TV


Một cuốn nhật kí nhặt được bên xác của một nữ Việt Cộng đã suýt bị người lính Mỹ ném vào lửa, nhưng người phiên dịch đã khuyên anh ta nên giữ lại vì "trong đó có lửa". Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những ghi chép hàng ngày của một người nữ bác sĩ về cuộc sống của chị nơi chiến tuyến.

Cuốn nhật kí là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm mà không yếu đuối, tha thiết với cuộc sống mà không hề sợ hãi trước những gian nan. Ở đó ta vẫn gặp những băn khoăn trăn trở trước tình yêu, trước cuộc sống phức tạp hàng ngày, những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung, sự cô đơn của một người con gái, nhưng đồng thời chúng ta cũng thấy được một ý chí mãnh liệt, những lời nói tự động viên cảnh tỉnh, một lòng can đảm phi thường - những điều đã làm nên một thế hệ anh hùng.

Trong nội san quý này Trung tâm thông tin – thư viện xin giới thiệu với ban đọc cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm, cuốn sách do nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn biên tập dựa trên 2 cuốn nhật ký của Bác sỹ, liệt sỹ Đặng Thùy Trâm, Bìa cuốn nhật ký do nhà xuật bản hội nhà văn ấn hành và xuất bản năm 2005 với độ dày 327 trang, khổ 13*20,5cm.

Phần một của cuốn nhật ký Đặng Thùy Trâm viết về những ngày rực lửa như sau : Cuộc sống buồn vui của một thiếu nữ trẻ trên chiến trường miền nam ác liệt với một tâm trạng của đứa con xa nhà ghi nhận những niềm tin, những thất vọng cùng những trăn trở trong cuộc sống, và cuộc chiến, ghi nhận về những người bạn thân tình nhắc nhở nhau hãy yêu thương một cách chân thành, hãy chia xẻ và giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, có khi chị lại ghi nhận những ngày làm việc vất vả cật lực không được nghỉ ngơi, một mình chị vừa là bác sĩ, vừa là y tá, vừa là hộ lý thế mà vẫn thấy vui với công việc chuyên môn của mình, và thật hạnh phúc khi được bệnh nhân nhận xét về tinh thần và trách nhiệm cao của một bác sĩ dù mới ra trường chỉ hai năm.Lại có trang ghi những nổi buồn mà khi đọc ta cũng cảm nhận được nổi buồn của chị ở trong chúng ta, chị đã ghi lại tất cả với tấm lòng yêu thương của chị trong những ngày nặng nề vẫn trôi qua với bệnh nhân, công việc nhất là trong những cuộc chạy càng quy mô, toàn bệnh xá duy chuyển vất vả vô cùng. Chị xót thương cho những anh thương binh mồ hôi còn lấm tấm trên những gương mặt hãy còn xanh xao, đã ráng từng bước lết qua đèo rồi lại lên dốc, chị lại ghi lại những lần trò chuyện với đồng đội: có lần ngồi nói chuyện với San và cãi nhau về chuyện nếu phải chết thì ai nên chết. Mình nhường cho san sống bởi vì san chưa hề được hưởng sung sướng và bởi vì san là đứa con duy nhất của một bà mẹ góa ở vậy nuôi con. Người nữ bác sĩ đó không chỉ phải thiên viết về công việc chuyên môn của riêng mình hoặc chiến đấu ... Sau những cơn mưa rào của núi rừng gợi cho chị nổi nhớ về miền Bắc dấy lên vô tận, chị nhớ những hàng cây bên đường phố, nhớ căn phòng, nhớ tiếng cười râm ran buổi sáng của bố mẹ, của các em và nhớ rất nhiều kỉ niệm buồn vui của buổi chia tay cũng như những lúc còn đoàn tụ bên người thân. thời gian phấn đấu để được trở thành người cộng sản chân chính, chị rất chạnh lòng đau xót khi làm lễ mặc niệm cho những chiến sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp của Đảng, của tổ quốc

Phần  2 : Chị viết từ mùa xuân năm 1970, thế là chị đã thêm một tuổi, chị càng già dặn đứng đắn, chị cảm thấy trong thời kỳ khói lửa, chiến tranh đã cướp mất tình yêu và tuổi trẻ, chị đã cảm nhận điều đó khi nghĩ rằng ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời khi cuộc đời còn ở độ tuổi 20. Nhưng chị thấy được cái tuổi 20 của thời đại chiến tranh ... ước mơ lúc bấy giờ là phải đánh thắng giặc Mỹ để dành lấy độc lập tự do cho đất nướcĐêm giao thừa không ngủ được chị ghi lại bốn năm xa nhớ, xa Hà
Nội, Hồ Gươm,... Tháp Rùa vẫn rung linh ánh điện nhưng chị vẫn biết Hà Nội có niềm vui không trọn vẹn, trái tim còn một nữa rớm máu thì làm sao vui cho đành Chị cũng đã từng yêu và cũng chia tay khi thấy tình yêu không phù hợp, nhưng chị vẫn tôn trọng và cất giữ , vẫn nhớ, vẫn yêu mỗi khi trái tim khơi động

Đêm 21.02.1970 chị suýt chết, mấy chiếc rọ và HU-1A quần bắn oanh tạc suốt hơn một tiếng đồng hồ, đạn lửa nổ chói tai, chị cùng các đồng đội ngồi trong hầm, không rõ lúc nào là lúc đạn xuyên qua mình, cái chết như sờ thấy được, nhưng mọi chuyện cứ qua đi, phải di chuyển bệnh viện... , chết không tiếc mà chỉ tiếc vì đã bỏ công xây dựng bệnh viện lòng chị đau như cắt...Được phân công làm lãnh đạo chị lại đắn đo suy nghĩ cho những phức tạp khi mình nắm vai trò mà cấp trên giao phó, chị đã viết những dòng chữ nhắn nhở bản thân chị :Làm việc đúng nguyên tắc, đề cao ý chí tập thể, khiêm tốn học hỏi quần chúng, biết thông cảm với từng đồng chí, luôn quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ...Cũng có chuyện nhỏ nhen nhưng chị không để ý bởi vì những điều đó chị cho là nhỏ nhặt.Chị cũng đã từng đào huyệt chôn đồng đội của mình, những nhác cuốc bổ xuống làm bóc lửa căm hờn trong lòng chị, chị đã không cầm nước mắtkhi khỏa đất lấp lên đồng đội.Chị làm việc như thế đó mà cấp trên chỉ nhận xét “Giác ngộ cách mạng tốt, động cơ lý tưởng rõ ràng, đúng đắn, tiến bộ nhiều về mọi mặt, cần nghiên cứu khoa học thêm, tính tiểu tư sản vẫn còn...” chị chấp nhận và cố gắng rèn luyện hơn... Nhật ký chấm dứt ngày 20.6.1970 hai ngày sau 2.6.1970 chị đã hy sinh , cuộc chiến tranh thật khốc liệt, sự hy sinh diễn ra từng ngày, từng giờ chị đã hòa lẫn trong muôn ngàn người đã lặng lẻ hy sinh vì Tổ Quốc, điều đáng tôn vinh hơn là chị đã hy sinh trong tư thế đối đầu với giặc. Một vết đạn sâu hoằm đã ghim ngay giữa trán chị và một điều đáng tự hào nữa trước lúc chết chị đã hô to khẩu hiệu “Hồ Chí Minh muôn năm! Đả đảo đế quốc Mỹ” đó là lời anh bí thư huyện đã kể rõ.Người dân Đức Phổ đã ghi công chị và kể lại cho thế hệ sau nghe về một nữ bác sĩ người Hà Nội trẻ trung, xinh đẹp đã nằm lại trên quê hương họ, trên mảnh đất Đức Phổ mà chị đã coi là quê hương thứ hai của mình. Đằng sau cuốn nhật ký là sự ghi nhận của người lính Mỹ. Anh đã nói: "suốt 35 năm bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã chết đúng như chị sống, hoàn toàn không vị kỷ, hoàn toàn dâng hiến, chị thật sự anh hùng vì một mình chiến đấu với 120 lính Mỹ để bảo vệ các bạn mình. Ở bất cứ đất nước nào trên thế giới điều đó được gọi là anh hùng và những người anh hùng được mọi người tôn kính dù người đó là đàn ông hay đàn bà".Chị đã ra đi nhưng còn " Trong lòng người ở lại" Năm nào cũng vậy vào ngày giỗ chị, kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7 các bạn bè của chị vẫn về nhà chị, cả nhà vẫn cứ tưởng chị Trâm mới đi vắng đâu đây Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm mãi mãi tươi trẻ, xinh đẹp trong tâm hồn của những bạn bè chị như một loài hoa bất tử và cũng như thế hệ chúng ta hôm nay. .