27/06/2016

Giới thiệu khoa ĐTVT

Giới thiệu khoa Kỹ thuật Điện tử Viễn thông

1. Lịch sử phát triển

Khoa Điện tử viễn thông là đơn vị kế thừa và phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước. Trải qua các giai đoạn phát triển với nhiều khó khăn, thử thách từ Khoa Điện tử Viễn thông thuộc trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin Miền núi thành lập năm 1965 và là đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Trong nhiều năm qua, Khoa cùng với nhà trường đã đào tạo lực lượng công nhân bậc cao về lĩnh vực bưu chính - viễn thông, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước và thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Tháng 4/2015 Khoa Điện tử viễn thông được thành lập trên cơ sở Khoa cũ sau khi sáp nhập trường TH BCVT & CNTT Miền núi vào trường CĐ Kinh tế Tài chính và Công nghệ Thái Nguyên. Hiện tại khoa có 08 giáo viên trong đó 05 giáo viên có trình độ thạc sỹ chuyên ngành ĐTVT. Hiện nay, Khoa đã khẳng định được vị thế là một đơn vị có uy tín về đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử  – viễn thông cho các đơn vị viễn thông của các tỉnh thành thuộc khu vực phía bắc. Ngành Điện tử Viễn thông là một trong những ngành đào tạo đặc thù được Nhà trường lựa chọn đầu tư chiến lược để phát triển.

2. Cơ cấu tổ chức của khoa

- Trưởng khoa: 01

- 03 bộ môn:

+ Bộ môn Cơ sở Kỹ thuật viễn thông

+ Bộ môn Kỹ thuật Đài trạm viễn thông

+ Bộ môn Kỹ thuật Mạng ngoại vi và Thiết bị đầu cuối

- 08 xưởng / phòng thực hành / thí nghiệm chuyên môn hóa:

+ Phòng thực hành Cơ sở kỹ thuật điện

+ Phòng thực hành Điện tử 1 (Điện tử cơ bản)

+ Phòng thực hành Điện tử 2 (sửa chữa điện tử, thiết bị ngoại vi)

+ Phòng thực hành viễn thông 1 (Cáp đồng, cáp quang)

+ Phòng thực hành viễn thông 2 (Truyền dẫn)

+ Phòng thực hành viễn thông 3 (Chuyển mạch, tổng đài)

+ Phòng thực hành nguồn điện, điện lạnh

+ Phòng  thực hành BTS (di động) và hệ thống thiết bị indoor / outdoor

3. Chức năng, nhiệm vụ

* Khoa ĐTVT thực hiện hai chức năng cơ bản:

- Giáo dục, đào tạo cho xã hội và cho nhu cầu của Ngành thông tin và truyền thông Việt Nam.

- Nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu của Ngành thông tin và truyền thông Việt Nam.

* Đào tạo:

Hệ thống đào tạo bao gồm nhiều cấp độ tuỳ thuộc vào thời gian đào tạo và chất lượng đầu vào của các học viên. Hiện nay, Khoa đào tạo các lĩnh vực chủ yếu sau đây:
- Thực hiện các khoá đào tạo bậc Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng theo chương trình chuẩn quốc gia dưới các hình thức khác nhau như tập trung, phi tập trung, liên thông,...

- Tổ chức các khoá đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ trong lĩnh vực Viễn thông,...
- Sẵn sàng liên danh, liên kết với các đối tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

* Nghiên cứu khoa học và tư vấn chuyển giao công nghệ:

- Tổ chức nghiên cứu về công nghệ, giải pháp và phát triển dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Tổ chức nghiên cứu và phát triển các sản phẩm, bán sản phẩm trong lĩnh vực điện tử - viễn thông.  

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn về công nghệ, giải pháp và phát triển dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và lĩnh vực kinh tế cho các đơn vị trong và ngoài Ngành thông tin và truyền thông  Việt Nam.

4. Những nhiệm vụ chính đã hoàn thành trong năm học 2015 - 2016

* Công tác giảng dạy:

- Từ khi chuyển về trường các giảng viên trong Khoa liên tục được phân công đi giảng dạy, đao tạo lại, ôn thi, coi thi, ra đề, chấm thi nâng bậc, đánh giá năng lực chuyên môn cho công nhân các viễn thông tỉnh: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. Mỗi chuyến công tác là cả trọng trách, nhiệm vụ rất lớn đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy. Vì để đảm bảo việc hướng dẫn thực hành tay nghề cho các cán bộ kỹ thuật đang làm việc trên mạng lưới viễn thông các tỉnh thành, giảng viên cần phải có kỹ năng, kinh nghiệm thực tế vững vàng. Sử dụng thành thạo tất cả các máy móc, trang thiết bị hiện đại: máy hàn quang, máy đo công suất quang, các thiết bị kết cuối, modem thường, modem quang, FTTH, MyTV… Khó khăn vất vả là vậy, số lượng giáo viên trong Khoa hiện tại chỉ có 8 người, lượng công việc thì lớn, đòi hỏi phải phân bổ thời gian và công việc hợp lý để vừa đảm bảo công việc chuyên môn, tài chính và gia đình. Tuy nhiên, Khoa đã hoàn thành tốt các kế hoạch đặt ra, làm được điều đó còn có sự phối hợp của Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ BCVT và các giáo viên khoa khác. Kết thúc năm 2015, tổng số giờ lên lớp của khoa ĐTVT đạt hơn 1564 giờ quy đổi (chưa kể ra đề, chấm thi).

- Tham gia giảng dạy 01 lớp trung cấp Điện tử viễn thông tại trường THPT Đồng Hỷ với 09 môn – 285 tiết (tính đến tháng 6/2016).

* Công tác khác

- Hoàn thiện chuyển toàn bộ 6 xưởng thực hành, cơ sở vật chất, trang thiết bị của Khoa từ trường TH BCVT & CNTT Miền núi về trường CĐ Kinh tế Tài chính Thái Nguyên.

- Lắp đặt, vận hành các trang thiết bị chuyên môn tại 8 phòng thực hành sẵn sàng phục vụ đào tạo.

 - Phối hợp các đơn vị trong trường xây dựng Đề án mở mã ngành đào tạo cao đẳng - Cao đẳng Công nghệ Kỹ thuật Điện tử - Truyền thông (52510302)

- Xây dựng 02 chương trình đào tạo trung cấp nghề: Điện tử dân dụng (40510344) và Kỹ thuật nguồn điện thông tin (40510354)

- Rà soát / xây dựng bổ sung Chuẩn đầu ra & Chương trình đào tạo: TCN Kỹ thuật mạng ngoại vi & thiết bị đầu cuối (40510355), TCN Kỹ thuật đài trạm viễn thông (40510367), và TCCN Công nghệ kỹ thuật Điện tử - viễn thông (42510318).

- Phối hợp các đơn vị trong trường xây dựng triển khai Dự án “Tăng cường trang thiết bị thực hành Khoa Kỹ thuật Điên tử - Viễn thông tại trường CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên” và Đề xuất đầu tư, mua sắm và lắp đặt dụng cụ thực hành thí nghiệm bổ sung cho các xưởng thực hành chuyên môn hóa.

- Làm tốt công tác coi thi, tuyển sinh theo kế hoạch của Nhà trường.

- Tham gia lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm do Nhà trường tổ chức.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà trường phân công.

* Công tác nghiên cứu khoa học

Triển khai 02 Đề tài KHCN cấp cơ sở:

- “Nghiên cứu lắp đặt, vận hành thiết bị DSLAM HAMX-100 tại trường CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên” – Chủ trì: ThS. Lê Hoàng

- “Nghiên cứu lắp đặt, vận hành thiết bị truyền dẫn PASOLINK và 1642EMC tại trường CĐ Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên” – Chủ trì: KS. Vũ Thị Thu Hòa.

5. Đội ngũ giảng viên

STT

Họ và tên

Chức danh

Năm sinh

Nơi sinh

Trình độ

Điện thoại

Email

 

Khoa ĐTVT

 

 

 

 

0280.3753686

dtvt.ckt@gmail.com

1

Đinh Quang Minh

PT khoa

1964

Thái Nguyên

Thạc sỹ

0912216336

minhdq.tmn.vnpt@gmail.com

2

 Vũ Thị Thu Hòa

 

 1968

 Thái Nguyên

 Kỹ sư

0915589545

vuthuhoatn@gmail.com

3

 Nguyễn Thị Thu Trà

 

 1980

 Thái Nguyên

Thạc sỹ

 0948801888

thutra370@gmail.com

4

 Đàm Hải Quân

 

 1982

 Thái Nguyên

Thạc sỹ

 0948922777

damhaiquan@gmail.com

5

 Lê Hoàng

 

 1982

 Thái Nguyên

 Thạc sỹ

 0945354324

lehoangtn@gmail.com

6

 Đặng Thanh Tuấn

 

 1983

 Thái Nguyên

  Thạc sỹ

 0949374284

dangthanhtuantn@gmail.com

7

 Phạm Cao Thắng

 

 1982

Nam Định

  Kỹ sư

 0949834133

phamthang33@gmail.com

8

 Phạm Quang Hòa

 

 1984

 Thái Nguyên

  Kỹ sư

 0917108002

phamhoa1984tn@gmail.com


6. Một số hình ảnh của khoa
- Liên khoa KTĐTVT và NVBC thi Cán bộ Công đoàn giỏi 2016



- Một số hình ảnh Khoa ĐTVT