21/03/2021

Hình thành sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề

                           HÌNH THÀNH SỰ LIÊN KẾT CHẶT CHẼ GIỮA NHÀ TRƯỜNG

                                            VÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ

                                                     ThS. Nguyễn Thị Thùy Dương - Phòng Quản lý Khoa học

                       Ảnh: Một giờ thực hành của SV Khoa Kỹ thuật Điện tử Viễn thông, trường CĐ Kinh tế - Tài chính TN

Một trong những điểm quan trọng nhằm thu hút đối tượng học nghề của các trường dạy nghề, đó chính là vấn đề tạo việc làm sau đào tạo cho học sinh, sinh viên. Để giải quyết tốt vấn đề này và quan trọng hơn là để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về nguồn lao động chất lượng cao, vì thế, hiện nay các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung và Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên nói riêng cần đẩy mạnh sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong đào tạo.Các cơ sở đào tạo cần triển khai xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo kỹ năng quản lý đào tạo, kỹ năng dạy học cho cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp, tạo tiền để để hình thành mô hình doanh nghiệp là nhà trường thứ 2, qua đó thu hút mạnh mẽ doanh nghiệp tham gia vào giáo dục nghề nghiệp...

Vẫn lệch pha cung- cầu

Ví dụ: May mặc là ngành nghề vốn dĩ sử dụng nhiều lao động phổ thông, nhưng ở thời điểm hiện nay, khi ngành may mặc buộc phải cạnh tranh bằng "đơn giá" với bạn hàng thì các doanh nghiệp bắt buộc phải đổi mới công nghệ để tăng năng suất lao động.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Công ty TNG) là doanh nghiệp Việt nhưng đang trên đà đưa sản phẩm chinh phục thị trường thế giới, đặc biệt là xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu. Ngay từ khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư  dây chuyền công nghệ hiện đại, tự động hóa, tạo ra năng suất tối đa, đồng thời từng bước tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tích cực đẩy mạnh cải tiến các công đoạn sản xuất qua đánh giá thường xuyên của bộ phận kiểm soát chuỗi sản xuất. Bộ phận này bao gồm những lao động với trình độ chuyên môn kỹ thuật tốt, là những người giúp công ty kiểm định chất lượng sản xuất tốt hơn. Khi phát hiện những bất cập trong quy trình sản xuất sản phẩm theo dây chuyền, họ sẽ đề xuất các giải pháp đến lãnh đạo Công ty. Từ đó, Công ty đưa ra biện pháp cải tiến quy trình bằng cách tăng cường cải tiến máy móc, thiết bị phù hợp. Vì vậy, tiếp nhận những lao động đã qua đào tạo, đáp ứng yêu cầu vận hành các thiết bị hiện đại là một trong những giải pháp được Công ty TNG chú trọng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trình độ của người lao động vẫn còn khoảng cách giữa "lý thuyết" và "thực hành".Thực ra ở các trường nghề đã có chương trình đào tạo khá công phu, song điểm yếu lớn nhất của các trường là vẫn thiếu 1 số các thiết bị, mô hình để học sinh, sinh viên thực hành và giáo viên thiếu kinh nghiệm kỹ năng nghề và sự bắt kịp công nghệ và yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Bởi thế, khi mới đi làm, học sinh, sinh viên chưa thể bắt tay ngay vào công việc trên hệ thống thiết bị tiên tiến, sau khi tiếp nhận, doanh nghiệp lại phải mất chi phí, thời gian để đào tạo thêm, đào tạo lại.

Như vậy, mặc dù đã có những cải thiện rất đáng kể, song công tác đào tạo nghề vẫn còn bộc lộ khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành, chưa thực sự "sát" với tiêu chuẩn công nghệ của doanh nghiệp.

Cái "bắt tay" cần thiết

Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên bắt đầu từ năm 2017 chuyển sự quản lý từ Bộ Giáo dục Đào tạo sang  trực thuộc sự quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trở thành Trường Cao đẳng nghề. Để đáp ứng nhu cầu về đào tạo nghề hiện nay, Nhà trường đã có những điều chỉnh trong đào tạo, hướng đến những ngành trọng tâm, hạn chế việc đào tạo tràn lan. Tuy nhiên, việc phối hợp với doanh nghiệp để đào tạo còn hạn chế. Trên thực thế mô hình gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp đã được nhiều nhà trường áp dụng thành công. Vì vậy, cần xác định liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là cơ hội để có thể đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu thị trường. Ưu điểm lớn nhất trong cái "bắt tay" giữa nhà trường với doanh nghiệp đó là sẽ giúp nhà trường khắc phục được tình trạng thiếu các trang, thiết bị dạy học hiện đại, còn học sinh, sinh viên sớm được tiếp cận và thực hành trực tiếp trên các công nghệ tiên tiến.

Trong quá trình đào tạo, doanh nghiệp cử các cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, thợ lành nghề tham gia giảng dạy tại Trường hoặc hướng dẫn học sinh, sinh viên thực tập tại doanh nghiệp, tạo cơ hội để học sinh, sinh viên tiếp cận trực tiếp với các doanh nghiệp. Cũng thông qua việc liên kết đào tạo này, doanh nghiệp cũng sẽ đóng góp vào việc hoàn chỉnh giáo trình dạy học của Trường.

Như vậy, sau khi ra trường và được tiếp nhận về doanh nghiệp, học sinh, sinh viên có thể bắt tay ngay vào công việc mà không cần doanh nghiệp phải đào tạo thêm hay đào tạo lại.

Để có thể kết nối sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nghề, theo tác giả cần thực hiện các giải pháp sau:

Một là, nhà trường cần tổ chức hội nghị mời các doanh nghiệp đánh giá chất lượng lao động do nhà trường đào tạo đang làm việc tại doanh nghiệp.

Hai là, tìm hiểu nhu cầu của doanh nghiệp đối với người lao động về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề để có những điều chỉnh trong nội dung, chương trình đào tạo cho phù hợp, sát với thực tiễn.

Ba là, ký các biên bản ghi nhớ giữa nhà trường và doanh nghiệp để học sinh, sinh viên nhà trường được thực tế, thực tập tại doanh nghiệp và doanh nghiệp tiếp nhận sản phẩm đào tạo của nhà trường.

Làm được như vậy, chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng nâng cao, sự lệch pha giữa nguồn "cung" và "cầu" sẽ dần được thu hẹp. Các doanh nghiệp tham gia hợp tác đào tạo cũng đã tuyển dụng được đội ngũ lao động đáp ứng sát nhất yêu cầu thực tế sản xuất của doanh nghiệp mà không mất thời gian, chi phí bổ sung kiến thức và đào tạo lại

Hy vọng trong thời gian sắp tới, Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên sẽ “bắt tay” với doanh nghiệp trong đào tạo nghề để nguồn nhân lực do nhà trường đào tạo ra có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động Tỉnh nhà, khu vực và trên trường quốc tế”./.

Tài liệu tham khảo:

Website của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG: www.tng.vn

 

FORMING THE INTEGRATION BETWEEN THE SCHOOL AND ENTERPRISE IN VOCATIONAL TRAINING

Nguyen Thi Thuy Duong - Scientific Management Department

 

Summary

          One of the important points to attract apprenticeships of vocational schools is the issue of creating post-training jobs for students. To solve this problem well and more importantly to meet the growing demand for high quality labor, Therefore, at present, vocational education institutions in Thai Nguyen province in general and Thai Nguyen College of Economics and Finance in particular need to have close connection with enterprises in training. In particular, the integration of vocational education with enterprises must be strongly promoted. Enterprises need to deeply participate in career education activities. Develop programs and organize courses on training management skills, teaching skills for the enterprise's technical staff, create a premise for the formation of business model as the second school, thereby attract strongly enterprises to engage in career education

.