30/05/2012

Hướng dẫn thực hiện chế độ học sinh - sinh viên

Các hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện chế độ về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015

I- ĐỐI TƯỢNG

1. Đối tượng được miễn học phí:

a-  Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp  lệnh  Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL- UBTVQH11 ngày 29/6/2005. Cụ thể:

 - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương  binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B(sau đây gọi chung là thương binh);

- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;  con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh; con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

b- học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc xác định xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành. Cụ thể:

- Xã biên giới: Xã biên giới trên đất liền tính từ biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa  giới hành chính của xã có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền; Xã biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính của xã giáp biển và đảo, quần đảo; Danh sách các xã ở khu vực biên giới trên đất liền, khu vực biên giới trên biển được quy định tại các Nghị định của Chính phủ ban hành Quy chế khu vực biên giới.

- Xã vùng cao theo quy định tại các Quyết định dưới đây:

+ Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/01/1993 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện tỉnh là miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 33/UB-QĐ ngày 04/6/1993 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện tỉnh là miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 08/UB-QĐ ngày 04/3/1994 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 64/UB- QĐ ngày 26/8/1995 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 68/UB-QĐ ngày 09/3/1997 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 42/UB-QĐ ngày 23/5/1997 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận 3 khu vực miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 26/QĐ-UB ngày 18/3/1998 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận 3 khu vực miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 363/2005/QĐ-UBDT ngày 15/08/2005 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 172/2006/QĐ-UBDT ngày 07/07/2006 Ủy ban Dân tộc và Miền núi về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao;

+ Quyết định số 01/2007/QĐ-UBDT ngày 31/5/2007 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính;

+ Quyết định số 61/QĐ-UBDT ngày 12/03/2009 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện là miền núi, vùng cao do điều chỉnh địa giới hành chính;

- Xã hải đảo theo quy định tại các Quyết định dưới đây:

+ Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

+ Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999-2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện  đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư  của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010.

- Các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại các Quyết định dưới đây:

+ Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;

+ Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010  (Chương trình 135 giai đoạn II)

+ Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu,vùng xa giai đoạn 1999-2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc  gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010;

+ Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 6/9/2007 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển;

+ Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

+ Quyết định số 69/2008/QĐ-TTg ngày 28/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt bổ sung danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II và danh sách xã ra khỏi diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II;

+ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.

c- học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. Cụ thể:

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa;

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật có khó khăn về kinh tế theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động người tàn tật. Việc xác định đối tượng có khó khăn về kinh tế áp dụng theo Thông tư số 27/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác nhận  đối  tượng  được  vay  vốn  theo  Quyết  định  số  157/2007/QĐ-TTg  ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

g) Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian  đào  tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định tại Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và Thông tư liên tịch số  13/2008/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC- BNV-UBDT ngày 7/4/2008 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP.

d- Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc  thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng150% thu nhập của hộ nghèo. Việc xác định hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo áp dụng theo Thông tư số 27/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác nhận  đối  tượng  được  vay  vốn  theo  Quyết  định  số  157/2007/QĐ-TTg  ngày27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

2. Đối tượng được giảm 50 % học phí:

-  Học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên

II- THỰC HIỆN,TRÌNH TỰ,THỦ TỤC VÀ HỒ SƠ

 HSSV thuộc đối tượng miễn, giảm học phí phải nộp học phí tại nhà trường và nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn HSSV làm thủ tục về phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện, Thành làm thủ tục lấy tiền hỗ trợ học phí mà Các em đã nộp tại trường. Mức học phí phải nộp như sau:

Hệ đào tạo

 CĐNS

Ngoài CĐNS

Cao đẳng

150.000đ/tháng

300.000đ/tháng

Trung cấp

120.000đ/tháng

250.000đ/tháng

Cao đẳng địa chỉ theo nhu cầu xã hội  : 350.000đ/tháng

Trung cấp địa chỉ : 250.000đ/tháng

 

a. Trình tự, thủ tục, hồ sơ

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày bắt đầu học kỳ, học sinh, sinh viên phải làm đơn đề nghị cấp tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí (Gặp cô Duyên - Phòng CTHSSV lấy mẫu đơn) có xác nhận của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập gửi phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện kèm theo bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau:

+ Giấy xác nhận thuộc đối tượng được quy định tại điểm a khoản 1 mục I do cơ quan quản lý đối tượng người có công và Ủy ban nhân dân xã xác nhận (theo quy định tại tiết a điểm 2.1 khoản 2 Mục III Thông tư số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ);

+ Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình đối với đối tượng được quy định tại điểm b khoản 1 mục I của thông báo này;

+ Bản sao Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (Hiện nay theo mẫu số 5 Thông tư số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính) đối với đối tượng được quy định tại điểm c khoản 1 mục I  là học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; Giấy xác nhận  của  Bệnh  viện  quận,  huyện,  thị  xã  hoặc  của  Hội  đồng  xét  duyệt  xã, phường, thị trấn đối với đối tượng được quy định tại điểm c khoản 1 mục I của thông báo này là học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế;

+ Giấy chứng nhận hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% của hộ nghèo do Uỷ ban nhân dân cấp xã cấp cho đối tượng được quy định tại điểm d khoản 1 mục I của thông báo này;

+ Bản sao sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động đối với đối tượng được quy định tại khoản 2 mục I của thông báo này .

- Nhà  trường có trách nhiệm xác nhận cho học sinh, sinh viên thuộc đối tượng miễn, giảm học phí vào đơn đề nghị cấp tiền miễn, giảm học phí trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc học kỳ đối với học sinh, sinh viên đang học (đối với những học sinh, sinh viên mới nhập học thì thực hiện xác nhận trong vòng 07 ngày kể từ khi nhập học) để học sinh, sinh viên nộp về phòng lao động - thương binh và xã hội cấp huyện làm căn cứ chi trả tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí.

b Phương thức chi trả:

 - Phòng lao động - thương binh và xã hội chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả cấp bù học phí trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ học sinh, sinh viên có con đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập. Chậm nhất trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp bù học phí miễn, giảm theo quy định. Phòng lao động - thương binh và xã hội có trách nhiệm thanh toán,chi trả tiền cấp bù học phí miễn, giảm cho gia đình người học theo quy định (Trường hợp hồ sơ  không hợp lệ phòng lao động - thương binh và xã hội có trách nhiệm thông báo cho gia đình người học được biết trong vòng 7 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ).

- Tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí được cấp như sau:

 + Đối với học sinh, sinh viên học chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập: cấp 10 tháng/năm theo kỳ hạn như sau:

 Lần 1 cấp vào tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm;

Lần 2 cấp vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm.

+ Đối với học sinh, sinh viên học nghề thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn: Hỗ trợ tối đa theo mức trần học phí đối với cao đẳng nghề công lập quy định tại Nghị định 49 và cấp theo số tháng thực học.

Trường hợp gia đình học sinh, sinh viên chưa nhận tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

Trường hợp học sinh, sinh viên bị kỷ luật ngừng học hoặc buộc thôi học thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học nơi học sinh, sinh viên đang học gửi thông báo để phòng lao động - thương binh và xã hội dừng thực hiện chi trả. Khi học sinh, sinh viên được nhập học lại sau khi hết thời hạn kỷ luật theo xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thì phòng lao động - thương binh và xã hội tiếp tục thực hiện chi trả.

c- Thời điểm được hưởng: Theo số tháng thực học kể từ ngày 01/7/2010

III- Trợ cấp ưu đãi, trợ cấp XH (Nhà trường đợi văn bản của bộ hướng dẫn sau)  

IV – Các khoản kinh phí , HSSV phải nộp tại nhà trường    

1-    Học phí  hệ CĐ  

+ Diện trong ngân sách do Tỉnh Thái Nguyên  cấp = 150.000đồng /tháng

+ Diện ngoài ngân sách = 300.000đồng/ tháng

+ Đào tạo theo địa chỉ = 350.000đồng/ tháng

2-    Học phí hệ TC

 + Diện trong ngân sách do tỉnh Thái Nguyên cấp = 120.000đồng/tháng

 + Diện ngoài ngân sách = 250.000đồng/ tháng

+  Đào tạo theo địa chỉ    = 250.000đồng/ tháng

3-    Các khoản lệ phí khác:

+ Lệ phí khám sức khỏe ( Theo hợp đồng với cơ quan y tế): 80.000 đ/ 1 SV

+ Lệ phí nhập học, làm thẻ Sv ATM , quyển những điều cần biết: 100.000đ/ 1 SV

+ Tiền thuê lao công làm vệ sinh môi trường và vệ sinh lớp học: 50.000 đ/ 1 sv/năm.Đối với hệ CĐ: 150.000/ toàn khóa/ 1 sv.

 Hệ TC: 100.000/ toàn khóa/ 1sv

+ Tiền nước uống trên giảng đường: 30.000đ/toàn khóa/1sv

4-    Các khoản nhà trường thu hộ các Công ty Bảo hiểm ( Bắt buộc )

+ Bảo hiểm y tế: 210.000đ/1 năm + Bảo hiểm thân thể: 140.000đ/toàn khóa

V – Khen thưởng :

  1- Thưởng hoc kỳ   

                                + Loại khá         =   70.000 đồng

                                 + Loại giỏi         = 100.000 đồng

                                 + Loại xuất sắc  = 150.000 đồng

1- Thưởng năm hoc  ( Tặng giấy khen năm học )  

                                + Loại khá          

                                 + Loại giỏi         

                                 + Loại xuất sắc 

 2- Thưởng và tặng giấy khen  toàn khóa học

                                 + Loại khá        = 100.000  đồng

                                 + Loại giỏi         = 150.000 đồng

                                 + Loại xuất sắc  = 200.000 đồng

  3- Thưởng tập thể theo năm học :

                                 + Loại khá        = 200.000  đồng

                                 + Loại giỏi         = 250.000 đồng

                                 + Loại xuất sắc  = 300.000 đồng

VI - Học bổng KK học tập  

điều kiện HSSV được nằm trong diện xét thưởng học bổng khuyến khích học tập của từng học kỳ như sau:

 + Có điểm TBCHT lần đầu từ 7,0 trở lên không bị thi lại, hoặc kiểm tra lại bất cứ môn học nào

 + Kết quả rèn luyện học kỳ đạt 70 điểm

-  Học bổng KK học tập chia 3 loại  bao gồm  :

                         +  Loại khá  có kết quả TBCHT = 7,0 ; điểm rèn luyện = 70

                         +  Loại giỏi có kết quả TBCHT = 8,0 ; điểm rèn luyện = 80

                         +  Loại xuất sắc  có kết quả TBCHT = 9,0 ; điểm rèn luyện = 90

  - Mức học bổng KK học tập được quy định như sau :

      1/ Diện ngân sách nhà nước cấp  hệ CĐ 

            +  Loại khá        = 150.000 đồng x 5 tháng

            +  Loại giỏi        = 150.000 đồng x 1,2 x5 tháng 

            +  Loại xuất sắc = 150.000đồng x 1,4 x 5 tháng

     2/  Diện ngoài ngân sách hệ cao đẳng

            +  Loại khá        = 300.000 đồng x 5 tháng

            +  Loại giỏi        = 300.000 đồng x 1,2 x5 tháng 

            +  Loại xuất sắc = 300.000đồng x 1,4 x 5 tháng

      3/ Diện ngân sách nhà nước cấp  hệ  trung cấp  

            +  Loại khá        = 120.000 đồng x 5 tháng

            +  Loại giỏi        = 120.000 đồng x 1,2 x5 tháng 

            +  Loại xuất sắc = 120.000đồng x 1,4 x 5 tháng

     4/  Diện ngoài ngân sách hệ cao đẳng

            +  Loại khá        = 250.000 đồng x 5 tháng

            +  Loại giỏi        = 250.000 đồng x 1,2 x5 tháng 

            +  Loại xuất sắc = 250.000đồng x 1,4 x 5 tháng

Trong quá trình thực hiện chế độ chính sách nếu có văn bản hướng dẫn mới nhà trường sẽ triển khai tới toàn thể HSSV