21/03/2021

Phương pháp giảng dạy môn Lý thuyết ngôn ngữ tiếng Hàn Quốc

                                                            PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

                                                 MÔN LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ TIẾNG HÀN QUỐC

                                                                                                   ThS. Dương Quỳnh Nga

                                                                                                    Khoa ngoại ngữ

 

Tóm tắt

 Bài viết là kết quả vận dụng đường hướng giao tiếp vào thực tế giảng dạy các môn lí thuyết ngôn ngữ tiếng Hàn. Bài viết chia sẻ phương pháp giảng dạy các môn lí thuyết ngôn ngữ được cụ thể hóa thành các hoạt động học và hệ thống bài tập nhằm củng cố và nâng cao kiến thức cho người học. Ðể giúp người học có thụ đắc và vận dụng các kiến thức và kĩ năng mục tiêu một cách hiệu quả nhất, cần phải xây dựng giáo trình, tài liệu tham khảo đạt chuẩn cho các môn học lí thuyết ngôn ngữ đồng thời không ngừng bồi dưỡng giáo viên và đổi mới phương pháp tổ chức dạy – học.

 

Mở đầu

Điều chỉnh cho phù hợp, hay cao hơn nữa là đổi mới phương  pháp  dạy  –  học  các  môn  lí thuyết  là  nhiệm  vụ  quan  trọng  nhằm  đáp  ứng những  yêu  cầu  về  Chuẩn  đầu  ra  của  Chương trình đào tạo (CTÐT) mới của Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên.  Chúng  tôi  vận dụng  vốn  hiểu  biết về  giáo  học  pháp,  kinh  nghiệm  giảng dạy  của bản  thân  vào  thực  tiễn  giảng dạy  các  môn  lí thuyết ngôn ngữ; chia sẻ phương pháp dạy môn Tiếng Hàn Quốc (THQ) với các hoạt động học và bài tập nhằm củng cố và nâng cao kiến thức cho người học.  Việc vận dụng  các  phương pháp,  lí  luận vào  thực  tiễn  một môn học cụ thể đã thể hiện rõ tính mới của một nghiên cứu ứng dụng. Tính mới của bài viết này thể  hiện ở sự điều chỉnh khi  vận dụng  các phương  pháp  giảng dạy  cho  phù  hợp  với  đặc trưng  của  các  nội  dung  giảng dạy  cụ  thể  của môn THQ; sự kết hợp linh hoạt trong việc tổ chức hướng dẫn, giám sát và đánh giá các hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm tương tác. Bài viết  cũng đề xuất các giải pháp khắc phục cho các vấn đề còn tồn tại.

              1. Các hoạt  động cá nhân - độc lập

Hoạt  động cá nhân là hoạt động học của cá nhân  người  học được thực hiện  một  cách  độc lập dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của người dạy. Nhằm làm tăng hiệu quả của các hoạt động cá nhân và dành nhiều thời gian trên lớp cho các hoạt động tương tác, nên bố trí cho người học thực hiện phần lớn các bài tập cá nhân trước và sau giờ học. Với môn THQ, thích hợp nhất là các bài tập chuẩn bị tìm hiểu về kiến thức trước giờ học và các bài tập chỉnh sửa, tổng hợp kiến thức sau giờ học. Hoạt động cá nhân trên lớp chú trọng vào việc tạo cơ hội cho người học thể hiện sự hiểu biết về kiến thức chuyên môn của môn học thông qua các kĩ năng thực hành tiếng.  Hoạt động cá nhân có thể thực hiện ở trên lớp hay bên ngoài lớp học theo thứ tự thời gian như sau:

              1.1. Các hoạt  động cá nhân trưóc giờ học

Hoạt  động cá nhân trưóc giờ học hướng tới mục tiêu Chuẩn bị về tâm thế cũng  như  kiến thức, kĩ năng cho giờ học chính khóa. Các hoạt  động Chuẩn bị có thể bao gồm:

- Đọc trước nội dung bài học theo yêu cầu cụ thể của người dạy.

- Tóm tắt nội dung chính của bài học bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp: i) Lập dàn ý bài học bảng cách tóm tắt gạch đầu dòng các ý chính theo đề mục chính của bài học; ii) Về sơ đồ/lập bảng thể hiện nội dung bài học... tùy theo đặc điểm về logic của nội dung đoạn/bài.

- Dịch lược ý bài học hoặc dịch đoạn/phần nội dung được xác định sang tiếng Việt.

- Hệ thống các thuật ngữ/từ mới xuất hiện trong bài, chuyển dịch sang tiếng Việt.

- Làm bài tập sau mỗi bài học (nếu có).

              1.2. Hoạt động cá nhân trong giờ học

- Rèn phản xạ và khả năng biểu đạt bằng bút ngữ hay khẩu ngữ để giải quyết vấn đề mà người dạy đưa ra trong giờ học.

- Củng cố, khắc sâu kiến thức bằng các biểu đồ/sơ đồ hóa toàn bộ nội dung bài học.

- Rèn năng lực đọc nhanh thông tin với bài đọc thêm nhằm mở rộng, khắc sâu kiến thức.

- Hình thành năng lực đánh giá hoạt động học của bạn khác (thể hiện bằng khẩu ngữ, bút ngữ).

- Phát triển kĩ năng nghe hiểu, ghi chép các ý chính trong lời giảng của người dạy.

- Thực hiện bài tập kiểm tra mức độ nắm bắt kiến thức, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

              1.3. Hoạt động cá nhân sau giờ học

- Tóm tắt nội dung bài học theo yêu cầu của người dạy theo hướng tổng hợp, khái quát các đặc trưng.

- Nội dung dịch ý các đoạn quan trọng sang tiếng Việt theo yêu cầu của người dạy nhằm kiểm tra, xác nhận lại mức độ nắm kiến thức.

- Rà soát lại bảng thuật ngữ Hàn - Việt trong phạm vi bài học tuần.

- Bài tập kiểm tra mức độ nắm và vận dụng lí thuyết đã học.

              2. Các loại hình bài tập củng cố, nâng cao kiến thức

Với các môn lí thuyết ngôn ngữ, hệ thống bài  tập  nhằm  giúp người  học  khám  phá, hiểu và củng cố, nâng cao kiến thức đóng một vai trò  quan  trọng.  Các  bài  tập  này  được  biên soạn  dựa  trên  sự  phán  đoán  về  các  nội  dung chính và quan trọng của bài học. Hệ thống bài tập tốt  cần kết  hợp được yêu cầu vừa bám sát nội dung bài, vừa hướng tới việc vận dụng các kiến thức lí luận vào thực tế sử dụng ngôn ngữ; vừa hướng tới mục tiêu rèn những kĩ năng riêng lẻ, vừa nâng cao các kĩ năng tổng hợp.

3. Một vài suy ngẫm

Khó khăn lớn nhất phải kể đến chính là áp lực  tâm  lí  của  người  học  khi  tiếp  xúc  với  các môn  lí  thuyết  ngôn  ngữ. Bên cạnh đó, vốn kiến thức về ngôn  ngữ  tiếng  Việt của  người  học  còn  mỏng và thiếu hệ thống. Lượng kiến thức và thuật ngữ chuyên ngành của  môn  THQ  vừa rộng, vừa trừu tượng, lại bị hạn chế bởi thời lượng trên nên người dạy gặp nhiều khó khăn khi thiết kế và thực hiện các hoạt động học nhằm củng cố, khắc sâu và vận dụng kiến thức cho người học. Khó khăn cuối cùng phải kể đến là năng lực ngoại ngữ của một số sinh viên còn yếu so với yêu cầu của môn học. Một số học sinh chưa thể đạt chuẩn đầu ra ngay sau khi kết thúc hai năm học đầu tiên của khóa học.

Kết luận

Các hoạt động học  tập, các dạng bài tập đề cập trong bài viết tuy đã được áp dụng trong thực tiễn nhưng chưa phát  triển thành  hệ  thống  và  chưa  được  đánh  giá  chính thức nên còn tồn tại ít nhiều hạn chế. Ðể giúp người học có thể thụ đắc và vận dụng các kiến thức  và  kĩ  năng  mục  tiêu  một  cách  hiệu quả nhất, cần xây dựng cho môn học bộ giáo trình, tài liệu tham khảo đạt chuẩn (được chuyên gia góp ý, thẩm định; được dạy thử nghiệm và cập nhật); không  ngừng bồi dưỡng giáo viên và điều chỉnh phương pháp tổ chức dạy – học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc. (Trường Ngoại Ngữ - ĐH Thái Nguyên – Bộ Môn Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông).

2. Đề cương ngôn ngữ học tiếng Hàn Quốc. (Trường Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên – Khoa Ngoại Ngữ - Bộ Môn Tiếng Hàn).

 

THE METHODS OF TEACHING KOREAN LANGUAGE THEORY

    Duong Quynh Nga

                                                                                       Faculty of Foreign Languages Summary

The article is the result of applying the communicative orientation in the practice of teaching Korean language theory. The article shares the methods of teaching language theory that are concretized into learning activities and a system of exercises to consolidate and improve learners' knowledge. In order to help learners acquire and apply knowledge and skills most effectively, it is necessary to build up standard textbooks and reference materials for language theoretical subjects and continuously foster teachers and renew teaching and learning organizational methods