09/03/2023

Thực trạng xây dựng và sử dụng công cụ đo lường trong kiểm tra, đánh giá người học đáp ứng mục tiêu của các môn học thuộc chương trình đào tạo khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch

ThS. Nguyễn Thị Kim Dung, Trưởng bộ môn Quản trị khách sạn – Nhà hàng

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đánh giá kết quả học tập có nhiều ý nghĩa với người dạy, người học và các nhà quản lý. Khi kết quả học tập được đánh giá một cách chính xác, khoa học, chất lượng đào tạo được cải thiện. Để xác định được việc người học có đạt được chuẩn đầu ra như mong đợi, mỗi học phần phải đảm bảo việc đo được năng lực của người học ở các cấp độ khác nhau. Kiểm tra đánh giá yêu cầu phải đảm bảo chính xác, khách quan và công bằng. Các phương pháp kiểm tra, đánh giá thường được sử dụng như: quan sát, vấn đáp, trắc nghiệm, trắc nghiệm kết hợp tự luận, dự án, bài tập lớn, tiểu luận…Mỗi phương pháp kiểm tra đánh giá đều có ưu, nhược điểm, do đó cần lựa chọn phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp để đảm bảo đo lường hiệu quả kết quả học tập của người học theo từng học phần.

2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC

2.1. Một số khái niệm

Kiểm tra là bộ phận hợp thành của quá trình hoạt động dạy – học nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết quả học tập của sinh viên về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm ra những biện pháp khắc phục lỗ hổng, đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy – học. Như vậy, trong lĩnh vực giáo dục, kiểm tra là một thuật ngữ chỉ sự đo lường, thu thập thông tin để có được những phán đoán, xác định xem mỗi người học sau khi học đạt được kiến thức, kỹ năng, thái độ hay năng lực như thế nào, đồng thời có những thông tin phản hồi để hoàn thiện quá trình dạy và học.

Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng được đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập. Đánh giá có thể là đánh giá định lượng hoặc đánh giá định tính.

Như vậy, ta có thể hiểu kiểm tra đánh giá kết quả học tập là sự so sánh, đối chiếu kiến thức, kỹ năng, thái độ thực tế đạt được ở những người học để tìm hiểu và chuẩn đoán trước, trong hoặc sau quá trình học tập với các kết quả mong đợi đã xác định trong mục tiêu dạy học.

Phương pháp kiểm tra, đánh giá: là cách thức thực hiện kiểm tra, đánh giá người học.

2.2. Một số phương pháp sử dụng trong đánh giá kết quả học tập của người học

2.2.1. Phương pháp quan sát

Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng bằng cách quan sát thông qua các tri giác trực tiếp.

Phương pháp quan sát thuận lợi để đánh giá thái độ của sinh viên, cung cấp cho giảng viên những thông tin bổ sung có giá trị mà những thông tin này khó đo được bằng các phương pháp khác; thông qua quan sát thường xuyên có thể cung cấp thông tin liên lục về sự tiến bộ của sinh viên, giúp giảng viên có thể sửa lỗi kịp thời cho sinh viên.

Tuy nhiên, với phương pháp này, kết quả phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan của người quan sát. Có nhiều yếu tố chi phối ảnh hưởng đến sai sót khi quan sát: ấn tượng ban đầu của giảng vên về sinh viên, giảng viên không quan tâm đến việc lý giải các hành vi của sinh viên hoặc lý giải không đúng.

Phương pháp quan sát thường được sử dụng khi muốn đánh giá mức độ tích cực tham gia của sinh viên vào thảo luận nhóm, các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân trong nhóm, các phản ứng của sinh viên đối với nội dung bài học, nhiệm vụ giảng viên cao, cách phản ứng của sinh viên đối với điểm kiểm tra, nhịp độ bài học: Nhanh hay chậm, mức độ hứng thú của sinh viên học tập. Vì vậy, phương pháp này phù hợp trong sử dụng đánh giá quá trình học.

2.2.2. Phương pháp vấn đáp

Phương pháp đánh giá này giúp kích thích tính cực độc lập tư duy ở sinh viên để tìm ra câu trả lời tối ưu trong thời gian nhanh nhẩt, giúp bồi dưỡng sinh viên năng lực diễn đạt bằng lời nói; bồi dường hứng thú học tập qua kết quả trả lời. Phương pháp vấn đáp giúp giảng viên thu tín hiệu ngược từ sinh viên một cách nhanh gọn kể kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình, mặt khác có điều kiện quan tâm đến từng sinh viên, nhất là những sinh viên giỏi và kém, tạo không khí làm việc sôi nổi, sinh động trong giờ học. Tuy nhiên, phương pháp này dễ làm mất thời gian ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch lên lớp cũng như mất nhiều thời gian để soạn hệ thống câu hỏi, nếu không khéo léo sẽ không thu hút được toàn lớp mà chỉ là đối thoại giữa giảng viên và một sinh viên. Vấn đề then chốt của phương pháp vấn đáp là vấn đề đặt câu hỏi, đây vừa là một vẩn đề khoa học, vừa là một nghệ thuật. Để sinh viên phát huy được tính tích cực và trả lời đúng vào vấn đề thì giảng viên phải chuẩn bị tốt những câu hỏi sẽ đặt ra cho sinh viên: xác định rõ mục đích, yêu cầu của vấn đáp, nội dung câu hỏi, dự kiến trả lời, đối tượng sẽ hỏi. Đặt câu hỏi tốt: Nội dung câu hỏi phải chính xác, sát trình độ sinh viên, phương pháp phải ngắn gọn dễ hiểu. Hướng dẫn sinh viên trả lời tốt: bình tĩnh lắng nghe và theo dõi câu trả lời của sinh viên, hướng dẫn tập thể nhận xét bổ sung, rồi giảng viên mới tổng kết, chú ý động viên những em trả lời tốt và có cố gắng phát biểu, dù chưa đúng. Vì vậy, nên sử dụng phương pháp kiểm tra đánh giá vấn đáp đối với những học phần cần đánh giá khả năng phản xạ của người học.

2.2.3. Phương pháp kiểm tra viết

2.2.3.1. Hình thức trắc nghiệm khách quan

Trắc nghiệm khách quan bao gồm: (1) Có nhiều phương án trả lời cho mỗi câu; (2) loại “đúng sai”; (3) loại ghép đôi; (4) loại điền khuyết hay có câu trả lời ngắn.

Bài trắc nghiệm bao quát được phạm vi kiến thức rộng nên đại diện được cho nội dung cần đánh giá. Việc chấm điểm dễ dàng, nhanh chóng, có thể chấm bằng máy và bảo đảm tính khách quan trọng khâu chấm bài. Kết quả trắc nghiệm có thể dễ dàng phân tích độ tin cậy và độ giá trị bằng các phần mềm có sử dụng các mô hình phương pháp toán học. Tuy nhiên, việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khá phức tạp, tốn thời gian đòi hỏi người xây dựng trắc nghiệm phải được huấn luyện đầy đủ. Trắc nghiệm khách quan khó đo lường khả năng diễn đạt, sắp xếp, trình bày và đưa ra ý tưởng mới.

Sử dụng trắc nghiệm khách quan cần tuân theo một số yêu cầu sau: Câu trắc nghiệm cần có độ tin cậy và độ giá trị đáp ứng yêu cầu đo đúng mục tiêu cần đo và kết quả ổn định không phụ thuộc vào người chấm hay thời gian địa điểm thi. Quá trình tiến hành trắc nghiệm cần phải được chuẩn bị chu đáo, cần có những biện pháp chống gian lận khi làm bài, có thể bằng phương án đảo ngẫu nhiên các câu hỏi để những người ngồi cạnh nhau không có trình tự câu hỏi giống nhau. Phương pháp kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan thường được sử dụng đối với những học phần đại cương hoặc cơ sở ngành, ít đòi hỏi kỹ năng phân tích, tổng hợp, sáng tạo.

Trắc nghiệm khách quan có nhiều dạng khác nhau như: Trắc nghiệm khách quan có nhiều phương trả lời cho mỗi câu, trắc nghiệm khách quan loại “đúng sai”, trắc nghiệm loại ghép đôi, trắc nghiệm khách quan loại điền khuyết hay có câu trả lời ngắn. Mỗi dạng trắc nghiệm có tính ưu việt, hạn chế riêng và phù hợp với đặc điểm của từng loại kiến thức, giảng viên có thể sử dụng kết hợp đa dạng nhiều hình thức trắc nghiệm để đánh giá được nhiều khía cạnh kiến thức khác nhau của sinh viên.

2.2.3.2. Hình thức tự luận

Phương pháp kiểm tra đánh giá tự luận bao gồm: Bài luận, tiểu luận, bài tập lớn, luận văn. Kiểm tra tự luận có khả năng đo lường kết quả học tập của sinh viên ở mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá. Nó tạo điều kiện cho sinh viên bộc lộ khả năng suy luận, phê phán, trình bày những ý kiến dựa ưên những trải nghiệm của cá nhân; để kiểm tra viết dạng tự luận thường dễ chuẩn bị, tốn ít thời gian và công sức. Tuy nhiên, bài tự luận thường có số câu hỏi ít nên khó đại diện đầy đủ cho nội dung cần đánh giá; việc chấm điểm thường khó khăn và tốn nhiều thời gian; các tiêu chí đánh giá thường không thống nhất do vậy điểm số bị ảnh hưởng nhiều từ yếu tố chủ quan của người chấm, đồng thời, không đo lường được nhiều chuẩn đầu ra của học phần, đánh giá thiếu khách quan, phụ thuộc vào quan điểm của người chấm. Phương pháp kiểm tra đánh giá tự luận đối với những học phần chuyên ngành, đòi hỏi kỹ năng tư duy phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề.

Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong quá trình dạy – học ở các cơ sở giáo dục. Mỗi phương pháp kiểm tra, đánh giá có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy giảng viên/nhóm chuyên môn cần phân tích mục tiêu của từng học phần đóng góp trong chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo để xác định phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp. Kiểm tra, đánh giá người học, có thể sử dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau trong một lần kiểm tra, đánh giá người học.

3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC CỦA CÁC MÔN HỌC THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ DU LỊCH

3.1. Tình hình xây dựng và sử dụng công cụ đo lường trong kiểm tra, đánh giá người học của các môn học thuộc chương trình đào tạo khoa Quản trị kinh doanh và du lịch

3.1.1. Khái quát về chương trình đào tạo

Khoa Quản trị kinh doanh và Du lịch là một khoa đào tạo trọng điểm của trường Cao đẳng Thái Nguyên. Hiện nay, khoa đang đào tạo tổng cộng sáu chuyên ngành, trong đó có hai chuyên ngành hệ cao đẳng và năm chuyên ngành hệ trung cấp bao gồm:

  1. Chuyên ngành Quản trị kinh doanh – Hệ Cao đằng;
  2. Chuyên ngành Quản lý và Kinh doanh Nhà hàng và Dịch vụ ăn uống – Hệ trung cấp;
  3. Chuyên ngành Quản lý và Kinh doanh Khách sạn – Hệ trung cấp;
  4. Chuyên ngành Hướng dẫn du lịch – Hệ trung cấp;
  5. Chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn – Hệ trung cấp, hệ cao đẳng;
  6. Chuyên ngành Quản lý bán hàng siêu thị - Hệ trung cấp

Hiện tại, bản thân tôi là Trưởng bộ môn Quản trị Khách sạn – Nhà hàng, quản lý về mặt chuyên môn đối với ba chuyên ngành bao gồm: Quản lý và kinh doanh khách sạn, Quản lý và kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Kỹ thuật chế biến món ăn. Các chuyên ngành này đều sử dụng đào tạo đối với hệ Trung cấp, vậy nên, để đáp ứng nhu cầu về công tác đào tạo nghề hiện nay, chương trình đào tạo của các chuyên ngành trên đều được xây dựng theo hướng giảm thời lượng các học phần lý thuyết, tăng thời lượng thực hành, thực tập để đảm bảo các em học sinh được rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp một cách đầy đủ nhất, nâng cao khả năng thích ứng với công việc sau khi ra trường. Trong chương trình đào tạo của cả ba chuyên ngành trên, thời lượng thực hành đều chiếm trên 50% đặc biệt ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, thời lượng thực hàn chiếm hơn 78% tổng khối lượng chương trình.  

Mã MH/ MĐ

Tên môn học, mô đun

Số

 tín chỉ

Thời gian học tập (giờ)

Tổng số

Trong đó

 

Lý thuyết

Thực hành/ thực tập/thí nghiệm/bài tập/thảo luận

Thi/

Kiểm tra

 

I

Học môn học chung

12(7/5)

255

94

148

13

 

MH 01

Chính trị

2(2/0)

30

15

13

2

 

MH 02

Pháp luật

1(1/0)

15

9

5

1

 

MH 03

Giáo dục thể chất

1(0/1)

30

4

24

2

 

MH 04

Giáo dục quốc phòng - An ninh

2(1/1)

45

21

21

3

 

MH 05

Tin học

2(1/1)

45

15

29

1

 

MH 06

Tiếng Anh

4(2/2)

90

30

56

4

 

II

Các môn học, mô đun cơ sở và chuyên môn

 

 

 

 

 

 

II.1

Môn học, mô đun cơ sở

9(5/4)

195

70

112

13

 

MH 07

An toàn và hiện đại hoá môi trường làm việc nhà hàng

2(1/1)

45

14

28

3

 

MH 08

Kỹ năng làm việc nhóm

1(0/1)

30

0

28

2

 

MH 09

Tổng quan du lịch

2(2/0)

30

28

 

2

 

MH 10

Tác nghiệp trong bộ phận chế biến món ăn

2(1/1)

45

14

28

3

 

MH 11

Vệ sinh an toàn thực phẩm

2(1/1)

45

14

28

3

 

II.2

Môn học, mô đun chuyên môn

24(5/19)

645

70

549

26

 

MĐ 12

Phụ bếp

2(1/1)

45

14

28

3

 

MĐ 13

Đầu bếp chính xa lát và đồ nguội

2(1/1)

45

14

28

3

 

MĐ 14

Đầu bếp chính bếp Á

5(1/4)

135

14

116

5

 

MĐ 15

Đầu bếp chính bếp Âu

4(0/4)

120

 

116

4

 

MĐ 16

Đầu bếp chính bếp tiệc

4(1/3)

105

14

87

4

 

MĐ 17

Đầu bếp chính bếp bánh và món ăn tráng miệng

4(1/3)

105

14

87

4

 

MH 18

Thực tập tốt nghiệp

3(0/3)

90

0

87

3

 

 

Tổng

45(17/28)

1.095

234

809

52

 

Bảng 1.1. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật chế biến món ăn

Nội dung chương trình đào tạo của chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, hệ trung cấp bao gồm 06 môn học chung, 05 môn học (mô đun) cơ sở và 07 môn học (mô đun) chuyên môn. Trong đó, môn học Đầu bếp chính bếp Á thuộc mô đun chuyên môn, có mã hiệu MH14 với tổng thời lượng giảng dạy là 5 tín chỉ bao gồm 135 giờ (lý thuyết: 14 giờ; Thực hành 116; Kiểm tra: 35giờ). Đây là một mô đun trọng tâm trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật chế biến món ăn. Mô đun cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện chế biến các món ăn điển hình của ba miền Việt Nam và một số các quốc gia Châu Á. Về tính chất, đây là môn học kết hợp lý thuyết và thực hành, tuy nhiên, nội dung thực hành chiếm phần lớn thời lượng giảng dạy (gần 86%), tập trung rèn luyện các thao tác, kỹ năng chế biến món ăn Á cho học sinh.

3.1.2. Mục tiêu mô dun/môn học

Mục tiêu mô đun Đầu bếp chính bếp Á hướng tới gồm 03 góc độ là kiến thức, kĩ năng, mức độ tự chủ và chịu trách nhiệm. Cụ thể:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được những kiến thức về lựa chọn nguyên liệu, sơ chế, phối hợp nguyên liệu, gia vị, phương pháp chế biến, kỹ thuật trình bày sản phẩm, các lỗi thường gặp và cách xử lý lỗi khi chế biến món ăn của Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan.

+ Liệt kê được các loại nguyên liệu cụ thể cho từng món ăn.

+ Phân tích được những lỗi, hỏng và cách xử lý lỗi, hỏng khi chế biến một số món ăn của Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan.

- Về kỹ năng:

+ Người học có thể phân loại các nguyên liệu, nhận biết các quy trình thực hiện, trình bày sản phẩm và quy trình chế biến trong từng món cụ thể.

+ Chế biến được một số món ăn cơ bản của Việt Nam và các nước trong khu vực Châu Á từ các nguyên liệu rau củ, thịt gia súc, thịt gia cầm.

+ Phát hiện và sửa chữa lỗi, hỏng thường gặp khi chế biến một số món ăn của Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Tuân thủ nghiêm túc các quy định về quy trình, kỹ thuật khi thực hiện chế biến từng món ăn cụ thể.

+ Hình thành đức tính cẩn thận, ngăn nắp, sạch sẽ.

3.1.3. Nội dung và phương pháp đánh giá

Trong quá trình thực hiện môn học Đầu bếp chính bếp Á, theo quy định hiện hành, học sinh cần thực hiện 5 bài kiểm tra, trong đó có 3 bài kiểm tra thường xuyên và 2 bài kiểm tra định kỳ. Cụ thể, việc đánh giá được thực hiện với nội dung và phương pháp như sau:

Thứ nhất, về nội dung đánh giá: Người học được đánh giá với các nội dung sau:

Kiến thức: Đánh giá thông qua bài kiểm tra trắc nghiệm, tự luận, học sinh cần đạt các yêu cầu sau:

+ Nhận diện được cơ cấu các món ăn trong bữa ăn, dụng cụ sử dụng, các nguyên liệu thường dùng và các phương pháp chế biến trong ăn uống của người Châu Á,

+ Nhận diện, liệt kê được các nguyên liệu và gia vị, hiểu rõ các nguyên tắc trong phối hợp nguyên liệu và gia vị.

+ Ứng dụng những nguyên tắc trong phối hợp nguyên liệu và gia vị vào thực tế chế biến món ăn.

+ Nhận diện được các yêu cầu và các yếu tố kỹ thuật quan trọng trong chế biến nhiệt. Ứng dụng những yêu cầu và các yếu tố đó trong thực tế học tập và công việc sau này.

- Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng của người học thông qua thực hiện các thao tác nghiệp vụ cơ bản của đầu bếp:

+ Kỹ năng sử dụng dao, thớt và các thiết bị nhà bếp.

+ Kỹ năng lựa chọn nguyên liệu.

+ Các thao tác kỹ thuật trong phối hợp gia vị, nguyên liệu.

+ Các kỹ thuật chế biến món ăn theo từng phương pháp chế biến.

+ Thời gian hoàn thiện các món ăn trong chương trình.

+ Kỹ năng trang trí, trình bày món ăn.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đánh giá trong quá trình học tập cần đạt các yêu cầu sau:

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.

+ Chuyên cần, say mê môn học.

+ Tích cực, chủ động trong học tập và tiếp thu kiến thức.

Thứ hai, về phương pháp đánh giá: Việc thực hiện các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ và thi kết thúc môn học được thực hiện với các phương pháp như sau:

Kiểm tra thường xuyên: Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và thi kết thúc môn học, mô đun thực hiện theo Điều 12 của Thông tư 09/2017/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 13/03/2017, cụ thể như sau:

Tổng số 3 bài, trong đó có 1 bài  

1. Tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ

- Kiểm tra thường xuyên do giáo viên giảng dạy thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học mô-đun thông qua 01 bài kiểm tra tự luận và 02 bài kiểm tra dưới hình thức thực hành. Cả 3 bài kiểm tra này đều lấy điểm hệ số 1. Thời điểm kiểm tra vào tuần thứ 3, 8 và 14.

- Kiểm tra định kỳ bằng hình thức thực hành. Bài kiểm tra định kỳ lấy điểm hệ số 2.

2. Tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun

- Cuối mỗi học kỳ, phòng Quản lý đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc môn học, mô-đun; kỳ thi phụ được tổ chức cho người học chưa dự thi kết thúc môn học, mô-đun hoặc có môn học, mô-đun có điểm chưa đạt yêu cầu ở kỳ thi chính.

- Hình thức thi kết thúc mô-đun Đầu bếp chính bếp Á là hình thức thực hành.

Trong tất cả các bài kiểm tra dưới hình thức thực hành, học sinh được tổ chức thành các nhóm từ 3-5 học sinh để cùng nhau thực hiện nội dung yêu cầu.

3.1.4. Thang điểm đánh giá và cách thức đánh giá

Đối với hình thức kiểm tra thực hành, đề kiểm tra thông thường là yêu cầu học sinh thực hiện quy trình chế biến một món ăn trong chương trình môn học mà học sinh đã được học. Để đánh giá các kỹ năng, thao tác và khả năng ứng dụng các kiến thức vào thực tiễn của học sinh được thực hiện theo thang điểm sau:

 

Ý

Nội dung

Điểm

1

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

5

6

7

Chuẩn bị

Đủ số lượng nguyên liệu

Chất lượng nguyên liệu đảm bảo

Trang phục đầy đủ theo yêu cầu

Quy trình chế biến

Thực hiện đúng trình tự các bước chế biến

Thao tác nhanh nhẹn

Tiết kiệm nguyên liệu

Khu vực chế biến gọn gàng, sạch sẽ

Yêu cầu thành phẩm

Đảm bảo yêu cầu về độ chín

Đảm bảo yêu cầu về màu sắc

Đảm bảo yêu cầu về mùi

Đảm bảo yêu cầu về vị

Đảm bảo độ đồng đều nguyên liệu

Trình bày đẹp

Đúng thời gian

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn lao động

1.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

2 điểm

0.5 điểm

0,5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

4.5 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

  • Chuẩn bị: Được đánh giá vào đầu giờ thi/kiểm tra, giáo viên sẽ kiểm tra nguyên liệu về mặt số lượng, chất lượng và kiểm tra về diện mạo của học sinh theo quy định (Trang phục, vệ sinh cá nhân…)
  • Quy trình chế biến: Được đánh giá suốt trong quá trình học sinh thực hiện các thao tác chế biến. Giáo viên sẽ quan sát trình thực thực hiện và các thao tác của học sinh để đánh giá điểm.
  • Yêu cầu thành phẩm: Được đánh giá sau khi học sinh kết thúc hoạt động chế biến, thông qua việc đánh giá cảm quan về các đặc điểm của sản phẩm như độ chín, màu sắc, mùi vị, hình thái.
  • Trình bày: Nội dung này được đánh giá theo cảm quan của gióa viên dựa trên độ hài hòa về mầu sắc, bố cục, chủ đề bữa ăn, đặc điểm thực khách…
  • Thời gian: Đánh giá dựa trên việc đối chiếu giữa thời gian thực tế thực hiện món ăn với thời gian thi/kiểm tra được ghi trong đề thi/kiểm tra.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động: Tiêu chí này được đánh giá trong suốt quá trình học sinh thực hiện các thao tác chế biến. Thông qua việc kiểm tra nguyên liệu, vệ sinh cá nhân và quan sát quy trình làm việc cũng như các thao tác của học sinh, giáo viên đánh về mức độ an toàn của món ăn cũng như mức độ an toàn trong lao động.

Về cách thức đánh giá:

  • Đối với bài kiểm tra tự luận, học sinh sẽ trả lời các câu hỏi trên giấy với thời gian từ 30-45 phút, nội dung kiểm tra liên quan đến các kiến thức chuyên môn trong 3 bài đầu tiên của môn học, kèm theo đó là sự liên hệ các kiến thức đã học với thực tế cuộc sống và công việc.
  • Đối với các bài thi và kiểm tra thực hành: Học sinh sẽ được chia theo nhóm từ 5-7 học sinh để thực hiện các nội dung thực hành theo yêu cầu của đề thi/kiểm tra. Điểm đánh giá các nội dung về trang phục, thao tác, vệ sinh và an toàn lao động (tổng 2 điểm) được đánh giá theo từng cá nhân. Các nội dung còn lại được đánh giá điểm chung cho cả nhóm (tổng 8 điểm).

3.2. Những mặt tích cực

Với những nội dung, phương pháp, thang điểm và hình thức đánh giá được áp dụng trong mô dun Đầu bếp chính bếp Á, tôi nhận thấy có các ưu điểm sau đây:

  • Về nội dung đánh giá đảm bảo phản ánh được đầy đủ mục tiêu môn học, bao gồm các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm.
  • Về phương pháp đánh giá: Với sự kết hợp giữa hai hình thức đánh giá bao gồm tự 1 bài tự luận cho nội dng kiến thức và 4 bài thực hành cho nội dung kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm đảm bảo phù hợp với đặc trưng môn học, giúp đánh giá được học sinh một cách toàn diện.
  • Thang điểm đánh giá đối với nội dung thực hành đã đảm bảo phản ánh và giúp giáo viên đánh giá được đầy đủ các khía cạnh về năng lực nghề nghiệp của học sinh. Trong thang điểm có đủ các tiêu chí phản ánh về kiến thức, kỹ năng cũng như năng lực tự chủ và trách nhiệm. Thang điểm bao gồm cả các tiêu chí đánh giá cá nhân và các tiêu chí đánh giá chung cho cả nhóm, đảm bảo vừa đánh giá được kết quả phối hợp chung của cả nhóm học sinh, vừa đánh giá được kỹ năng cũng như năng lực tự chủ và trách nhiệm của từng học sinh trong nhóm.
  • Hình thức đánh giá theo nhóm từ 5-7 học sinh là phù hợp với điều kiện về cơ sở vật chất và đặc điểm của học sinh trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay, phòng thực hành Chế biến món ăn hiện nay chưa đảm bảo đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như diện tích để thực hiện việc đánh giá thực hành đối với cá nhân từng học sinh. Đồng thời, việc kiểm tra /thi theo nhóm sẽ giúp các em học sinh giảm thiểu được chi phí mua nguyên vật liệu, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đối tượng học sinh trung cấp hiện nay của ngành Kỹ thuật chế biến món ăn.
  • Số lượng bài kiểm tra là 5 bài (1 bài lý thuyết, 4 bài thực hành) và 1 bài thi kết thúc môn học đảm bảo đủ để có thể đánh giá được kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm của học sinh trong suốt quá trình học tập mô đun.

3.3. Những điểm hạn chế

  • Đối với nội dung kiến thức, hình thức hiểm tra hiện tại vẫn sử dụng phổ biến là tự luận. Bài tự luận thường có số câu hỏi ít nên khó đại diện đầy đủ cho nội dung kiến thức cần đánh giá; việc chấm điểm thường khó khăn và tốn nhiều thời gian; các tiêu chí đánh giá thường không thống nhất (nhưng phần liên hệ, lấy ví dụ), do vậy điểm số bị ảnh hưởng nhiều từ yếu tố chủ quan của người chấm.
  • Trong thang điểm đánh giá, có tới 5 tiêu chí dựa vào cảm quan của người đánh giá, chiếm 5/10 điểm. Điều này khiến cho việc đánh giá gặp nhiều khó khăn, khó thống nhất giữa các giáo viên đánh giá, điểm đánh giá phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người đánh giá.

Ý

Nội dung

Điểm

1

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

5

6

7

Chuẩn bị

Đủ số lượng nguyên liệu

Chất lượng nguyên liệu đảm bảo

Trang phục đầy đủ theo yêu cầu

Quy trình chế biến

Thực hiện đúng trình tự các bước chế biến

Thao tác nhanh nhẹn

Tiết kiệm nguyên liệu

Khu vực chế biến gọn gàng, sạch sẽ

Yêu cầu thành phẩm

Đảm bảo yêu cầu về độ chín

Đảm bảo yêu cầu về màu sắc

Đảm bảo yêu cầu về mùi

Đảm bảo yêu cầu về vị

Đảm bảo độ đồng đều nguyên liệu

Trình bày đẹp

Đúng thời gian

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn lao động

1.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

2 điểm

0.5 điểm

0,5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

4.5 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

  • Về hình thức hiểm tra theo nhóm mặc dù là phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện tại, tuy nhiên, vẫn có những điểm hạn chế nhất định như khó có thể đánh giá được kỹ năng, thái độ, trách nhiệm của cá nhân từng học sinh (điểm chấm cá nhân chỉ chiếm 20 % tổng điểm đánh giá), mỗi học sinh chỉ tham gia vào một hoặc một số khâu nhất định trong quá trình chế biến, vậy nên, chưa đánh giá được học sinh một cách toàn diện. Điểm đánh giá cho kết quả của cả nhóm chiếm 80% tổng số điểm, dễ dân đến tình trạng cào bằng điểm số, vì giáo viên khó đánh giá được mức độ tham gia đóng góp của từng thành viên trong nhóm.

4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NGƯỜI HỌC CỦA CÁC MÔN HỌC THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ DU LỊCH

Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đè xuất một số giải pháp dưới đây để triển nâng cao chất lượng xây dựng và sử dụng công cụ đo lường trong kiểm tra và đánh giá người học đối với vác môn học thuộc chương trình đào tạo của khoa Quản trị kinh doanh và du lịch như sau:

  • Đối với việc đánh giá nội dung kiến thức trong các môn học thực hành, cũng như đánh giá trong các môn học lý thuyết, các giáo viên cần đa dạng hóa hình thức thi/kiểm tra, tăng cường áp dụng hình thức trắc nghiệm để phù hợp với trình độ và đặc điểm của học sinh hệ trung cấp. Khi áp dụng hình thức thi/kiểm tra tự luận cần chi tiết, cụ thể hóa nội dung, cách thức đánh giá các phần liên hệ, ví dụ…để có sự thống nhất trong quá trình chấm, đảm bảo tính khách quan khi đánh giá.
  • Tiêu chuẩn hóa các tiêu chí đánh giá dựa trên cảm quan của người đánh giá: Việc đánh giá chất lượng của nguyên liệu cũng như thành phẩm trong các môn học của ngành Chế biến món ăn phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm cá nhân của người chấm. Để thuận tiện cho việc đánh giá, đảm bảo sự thống nhất, khách quan, Bộ môn cần có sự thống nhất giữa tất cả các giáo viên đánh giá thực hành để đưa ra được một bộ tiêu chuẩn đánh giá chi tiết nhất cho từng tiêu chí mang tính chủ quan trên. Ví dụ như tiêu chí Chất lượng nguyên liệu đảm bảo, các giáo viên cần thống nhất các tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng nguyên liệu như: nguồn gốc/xuất xứ, độ tươi, màu sắc, mùi vị….
  • Chi tiết hóa nội dung công việc của từng thành viên trong nhóm thi/kiểm tra: Để đánh giá được mức độ đóng góp của từng thành viên trong nhóm vào thành phẩm cuối cùng, cũng như đảm bảo sự tham gia đồng đều giữa các thành viên trong nhóm kiểm tra, giáo viên nên yêu cầu nhóm kiểm tra/thi xây dựng bảng quy trình thực hiện công việc, trong đó có thể hiện từng công việc cụ thể và người phụ trách. Điều này giúp các em rèn luyện tư duy phân tích hệ thống, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, đồng thời giúp giáo viên có thể theo sát từng học sinh hơn trong quá trình kiểm tra/thi.
  • Hướng đến kiểm tra/thi cá nhân: Việc đánh giá cá nhân là điều kiện tốt nhất để đánh giá được toàn diện về kiến thức, kỹ năng cũng như năng lực tự chủ và trách nhiệm của học sinh. Hiện tại, do điều kiện không cho phép, việc đánh giá theo nhóm là giải pháp tạm thời, về lâu dài, nhà trường cần có sự đầu tư đầy đủ về sơ sở vật chất để đảm bảo thực hiện đánh giá đối với cá nhân từng học sinh, cùng với đó cần có chính sách hỗ trợ về nguyên vật liệu để giúp các em học sinh có đủ điều kiện để chuẩn bị nguyên vật liệu cho việc kiểm tra/thi các nhân.

5. Kết luận

 Đánh giá học sinh, sinh viên là một trong những thành tố quan trọng nhất của đào tạo. Các kết quả đánh giá đó ảnh hưởng sâu sắc đến sự nghiệp tương lai của học sinh, sinh viên. Đánh giá học sinh, sinh viên còn cung cấp những thông tin có giá trị cho cơ sở giáo dục về hiệu quả của công tác giảng dạy và hỗ trợ người học. Do đó, việc sử dụng các công cụ đo lường kiểm tra - đánh giá cần được thiết kế và sử dụng phù hợp với từng học phần, từng chương trình đào tạo hướng tới đạt được những kiến thức và kỹ năng phù hợp với trình độ dự kiến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Sử dụng hiệu quả các dạng thức câu hỏi thi – kiểm tra, TS. Phạm Xuân Thanh, 2010
  2. Đo lường và đánh giá trong giáo dục” - Lê Đức Ngọc, 2003
  3. Các bài viết về phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả người học trên các trang web, diễn đàn về giáo dục