30/11/2016

Chuẩn đầu ra và CTK TCCN Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông

Chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo TCCN Công nghệ Kỹ thuật Điện tử Viễn thông

     UBND TỈNH THÁI NGUYÊN                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG CĐ KINH TẾ-TÀI CHÍNH TN                          Độc lập-Tự do-Hạnh phúc


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

(Ban hành theo Quyết định số    /QĐ-CĐKTTC ngày    tháng   năm      của Hiệu trưởng Trường CĐ KTTCTN)

 

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

TRUNG CẤP

NGÀNH ĐÀO  TẠO:

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT

MÃ NGÀNH ĐÀO TẠO:

4251

CHUYÊN NGÀNH:

CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

MÃ CHUYÊN NGÀNH:

425103

LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO:

CHÍNH QUY

1.MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo Kỹ thuật viên Điện tử - viễn thông có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Nắm được những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Có kỹ năng thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực Điện tử, Viễn thông.

Học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng vận hành, khai thác và quản lý các thiết bị, hệ thống về điện tử, viễn thông.

1.2. Mục tiêu cụ thể

1.2.1. Về kiến thức:

1.2.1.1. Kiến thức chung:

- Trình bày được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước;

- Đạt chứng chỉ Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng;

- Khái quát hóa được các kiến thức cơ bản về kỹ năng giao tiếp trong thực tiễn.

1.2.1.2. Kiến thức cơ sở:

- Mô tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của các loại linh kiện điện tử, các mạch điện tử tương tự và điện tử số và các bộ vi xử lý;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về đo lường điện tử, nguồn điện thông tin và  nguyên lý ghép kênh;

- Trình bày được cấu trúc của các mạng viễn thông và liệt kê được các dịch vụ viễn thông cơ bản;

- Nhận biết được các nguy cơ mất an toàn lao động và áp dụng được các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.

1.2.1.3. Kiến thức chuyên môn:

- Trình bày được cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của các khối chức năng trong các hệ thống viễn thông: hệ thống chuyển mạch, truyền số liệu, truyền dẫn thông tin quang, truyền dẫn viba, thông tin di động;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về mạng ngoại vi: cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của các thiết bị đầu cuối viễn thông ;

- Trình bày được quy trình tổ chức sản xuất và quản lý đài trạm viễn thông.

1.2.2. Về kỹ năng:

1.2.2.1. Kỹ năng cứng:

- Đọc và phân tích được các sơ đồ khối và tài liệu kỹ thuật của các thiết bị viễn thông, hệ thống chuyển mạch và truyền dẫn tín hiệu;

- Khai thác, vận hành được các hệ thống viễn thông: hệ thống chuyển mạch, truyền số liệu, truyền dẫn thông tin quang, truyền dẫn viba, thông tin vệ tinh, thông tin di động và điện thoại cố định, hệ thống cung cấp nguồn điện thông tin;

- Thực hiện được việclắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng thông thường mạng ngoại vi và các thiết bị đầu cuối viễn thông;

- Thực hiện được các khâu lắp ráp, sản xuất các mạch và thiết bị điện tử viễn thông;

- Sử dụng tốt tiếng Anh cơ bản trong giao tiếp thông thường và đọc hiểu một số tài liệu tiếng Anh chuyên ngành;

- Vận dụng thành thạo công nghệ thông tin vào các hoạt động nghề nghiệp.

1.2.2.2. Kỹ năng mềm:

- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và tham gia tổ chức sản xuất;

- Có tư duy độc lập và sáng tạo; có khả năng suy luận và thuyết trình;

- Có khả năng giao tiếp tốt trong công việc hàng ngày.

1.2.3. Về thái độ:

- Chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;

- Có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ nghiêm ngặt nội quy làm việc của cơ quan, đơn vị.

- Có tác phong công nghiệp, trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội.

- Có ý thức không ngừng học tập hoàn thiện bản thân.

1.2.4. Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp:

1.2.4.1. Làm việc tốt và phù hợp tại các vị trí công việc sau của doanh nghiệp:

- Kỹ thuật viên vận hành kỹ thuật tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp sản xuất liên quan đến lĩnh vực điện tử, viễn thông;

- Kỹ thuật viên phục vụ tại các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử, viễn thông ;

- Trợ giảng ở các cơ sở đào tạo từ bậc trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề và các khóa đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn về lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông.

1.2.4.2. Các loại hình và tổ chức doanh nghiệp có khả năng và cơ hội làm việc phù hợp:

- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.

- Các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp thiết bị điện tử - viễn thông - tin học.

- Các doanh nghiệp thương mại về thiết bị điện tử - viễn thông - tin học.

- Các bộ phận quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện tử - viễn thông-tin học trong các doanh nghiệp thương mại, xây dựng, công nghiệp...

- Các cơ sở đào tạo về lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông.

1.2.5. Trình độ ngoại ngữ và tin học:

- Đạt chuẩn tiếng Anh TOEIC 200 hoặc tương đương ;

- Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông ; 

2. THỜI GIAN ĐÀO TẠO:

3 năm

3. KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TOÀN KHÓA :

 146 tín chỉ

4. ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH:

Theo quy chế hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh TCCN hệ chính quy

5. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO, ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP:

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của Chương trình đào tạo

6. THANG ĐIỂM:

Thang điểm 10

7. CẤU TRÚC KIẾN THỨC CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

STT

Khối kiến thức

Thời gian

 

 

Số tiết (giờ)

Sô tín chỉ

1         

Kiến thức các môn văn hóa

1280

82

2         

Kiến thức các học phần chung

 (không kể GDTC và GDQP)

330

17

3         

Kiến thức các học phần cơ sở

405

21

4         

Kiến thức các học phần chuyên môn

445

21

5         

Thực tập tốt nghiệp hoặc học phần thay thế

150

5

 

Tổng cộng

2600

146

7.1. Kiến thức các môn văn hóa


 7.2. Kiến thức các học phần chung  (không kể GDTC và GDQP)

TT

Tên học phần

Số  tín chỉ

Lên lớp (tiết)

Lý thuyết

Thí nghiệm/     Thực hành  

Tổng cộng

1       

Giáo dục chính trị

2/1

30

30

60

2       

Tin học đại cương

1/1

15

30

45

3       

Tin học văn phòng

1/1

15

30

45

4       

Tiếng Anh 1

2/1

30

30

60

5       

Tiếng Anh 2

2/1

30

30

60

6       

Giáo dục pháp luật

2/0

30

0

30

7       

Kỹ năng giao tiếp

2/0

30

0

30

Tổng cộng

12/5

180

150

330

 7.3. Kiến thức các học phần cơ sở: (Bắt buộc và  tự chọn (nếu có))












TT

Tên học phần

Số  tín chỉ

Lên lớp (tiết)

Lý thuyết

Thí nghiệm/     Thực hành  

Tổng cộng

1       

Cấu kiện điện tử

2/0

30

0

30

2       

Điện tử số

2/0

30

0

30

3       

Điện tử tương tự

2/0

30

0

30

4       

Cơ sở đo lường điện tử

1/1

15

30

45

5       

Nguồn điện thông tin

1/1

15

30

45

6       

Mạng và các dịch vụ viễn thông

2/0

30

0

30

7       

Kỹ thuật truyền dẫn

2/0

30

0

30

8       

An toàn lao động

2/0

30

0

30

9       

Kỹ thuật vi xử lý

1/1

15

30

45

10  

Thực hành điện tử

0/3

0

90

90

Tổng cộng

15/6

225

180

405

 7.4. Kiến thức các học phần chuyên môn: (Bắt buộc và  tự chọn (nếu có))

 

TT

Tên học phần

Số  tín chỉ

Lên lớp (tiết)

Lý thuyết

Thí nghiệm/     Thực hành  

Tổng cộng

1       

Cơ sở kỹ thuật thông tin vô tuyến

2/1

30

30

60

2       

Mạng truy nhập

1/1

15

30

45

3       

Thiết bị đầu cuối

1/1

15

30

45

4       

Kỹ thuật chuyển mạch và tổng đài

2/1

30

30

60

5       

Mạng máy tính và internet

1/1

15

30

45

6       

Cơ sở kỹ thuật thông tin quang

3/0

45

0

45

7       

Hệ thống thông tin di động

3/0

45

0

45

8       

Thực hành viễn thông

0/3

0

90

90

Tổng cộng

13/8

195

240

445

 7.5. Thực tập tốt nghiệp : 05 TC = 150 tiết

 

                                                                           TRƯỞNG KHOA                                                                  HIỆU TRƯỞNG